Bên cạnh đó, theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, việc Bộ GD-ĐT tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm học 2019 – 2020 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương, cơ sở giáo dục cũng được nhân dân đồng tình, đánh giá cao.
Trong năm học vừa qua, học sinh cả nước đã dành khá nhiều thời gian cho việc học trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng |
Trước đó, ngày 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020. Chia sẻ về một năm vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá năm nay là năm học “đặc biệt”, đầy khó khăn, thách thức đối với ngành giáo dục khi phải đối mặt và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Bộ GD-ĐT đã thực hiện điều chỉnh kế hoạch năm học 2 lần và thời điểm kết thúc năm học chậm gần 2 tháng so với những năm học trước.
"Sự an toàn của học sinh, sinh viên và giáo viên được đảm bảo nhưng không vì thế các hoạt động giáo dục bị ngưng trệ, “đứt gãy”. Trái lại, “trong nguy có cơ”, các phương pháp, hình thức giáo dục mới được các thầy cô, các nhà trường sáng tạo, linh hoạt, nhất là trong dạy học trực tuyến" - ông Nhạ cho biết.
Bên cạnh đó, dù dịch bệnh phức tạp nhưng ngành giáo dục đã tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020...
Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhận định những nỗ lực của học sinh, giáo viên trong giai đoạn Covid-19 vừa qua thể hiện qua con số gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD (chỉ 67,15%).
"Điều này tạo niềm tin nếu chúng ta quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Phương Chi
Theo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, trong năm 2020, những vấn đề mà nhân dân lo lắng, bức xúc gồm có sách giáo khoa Tiếng Việt 1, cơ sở trường lớp không đảm bảo an toàn, việc cấp bằng giả ở Trường ĐH Đông Đô...
" alt=""/>Nỗ lực dạy học trực tuyến, Bộ GD![]() |
Chương trình được Viện Huyết học Truyền máu Trung ương và Austdoor phối hợp tổ chức, tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch |
Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng trăm cán bộ nhân viên đủ sức khỏe và tiêu chuẩn hiến máu toàn tập đoàn đã nhiệt tình đăng ký tham gia. Trong suốt buổi hiến máu, ban tổ chức tuân thủ quy tắc 5K, thực hiện đầy đủ việc kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, đảm bảo khoảng cách.
![]() |
Cán bộ nhân viên tham gia hiến máu tình nguyện |
Chị Phạm Thị Mẫn, một thành viên ADG chia sẻ: “Cách đây 5 năm, mẹ mình bị bệnh nặng và cần rất nhiều máu. Nhờ được truyền máu mà mẹ mình đã được cứu sống. Ý thức được tầm quan trọng của việc cứu người, hàng năm mình đều tham gia hiến máu và vận động mọi người tham gia hoạt động nhân văn này”.
Tập đoàn Austdoor cho biết, tại các cơ sở khác của tập đoàn ở Hưng Yên, Nghệ An, TP.HCM, Đồng Nai, các cán bộ nhân viên cũng mong muốn được tham gia hiến máu. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh tại các tỉnh thành này vẫn đang phức tạp, tập đoàn sẽ tổ chức sự kiện khi điều kiện cho phép.
“Hiến máu cứu người là hành động ý nghĩa, sẽ được ADG nhân rộng và tiếp tục thực hiện để góp phần hỗ trợ người bệnh và cộng đồng”- đại diện Tập đoàn Austdoor cho biết.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Tập đoàn Austdoor (ADG) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, đồng hành cùng người dân và các “chiến sĩ” áo trắng trong công cuộc đẩy lùi và khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19 như: Tặng thiết bị, vật lực cho các cơ sở tuyến đầu chống dịch (bệnh viện, khu cách ly); Hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân tại các khu vực tâm dịch; Kêu gọi ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid-19 và tìm kiếm nguồn vắc xin cho CBCNV…
Tháng 7 này, ADG tiếp tục hành trình thiện nguyện với việc ủng hộ 200 triệu đồng cho huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên nơi đang có diễn biến dịch phức tạp và phát động chương trình hiến máu nhân đạo “Từ trái tim đến trái tim”.
Doãn Phong
" alt=""/>Người lao động Austdoor tham gia hiến máu tình nguyệnÔng Trần Anh Tuấn, Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho hay Hội đồng Giáo sư Nhà nước chưa họp và xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư vì phải rà soát thật kỹ danh sách các ứng viên. Sau khi xét, Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ công khai danh sách các cá nhân đạt chuẩn chức danh GS, PGS trên website hội đồng.
![]() |
Hội đồng giáo sư Nhà nước chưa công bố danh sách đạt chuẩn GS, PGS năm 2020 |
Trước đó, ngày 7/10, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên được Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2020.
Sau đó GS Nguyễn Ngọc Châu, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhận được email tố cáo 36/50 ứng viên ngành Y và ngành Dược có vấn đề về bài báo khoa học.
GS Nguyễn Ngọc Châu đã tự thẩm định 16 ứng viên và gửi kết quả thẩm định về cho Hội đồng giáo sư Nhà nước. Riêng các ứng viên còn lại không có thời gian thẩm định nên GS Châu gửi toàn bộ danh sách cho Hội đồng GS Nhà nước.
Hội đồng GS Nhà nước đã yêu cầu Hội đồng GS ngành Y và ngành Dược rà soát lại tất cả hồ sơ các ứng viên.
Hội đồng Giáo sư ngành Y và Hội đồng Giáo sư ngành Dược đã tiến hành họp, trao đổi với GS Nguyễn Ngọc Châu về một số nội dung liên quan đến xuất bản các bài báo quốc tế có uy tín, thâm niên giảng dạy liên quan đến các ứng viên bị tố và đã công bố kết quả.
Ngành Dược có 10 ứng viên gồm 2 ứng viên GS, 8 ứng viên PGS, trong đó có 5 trường hợp được phản ánh. Sau khi rà soát, chỉ có 1 trường hợp ứng viên Phó Giáo sư bị giảm số lượng bài báo nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn tối thiểu quy định nên kết quả không thay đổi.
Còn ngành Y trong số 33 ứng viên GS Châu nêu kiến nghị, kết quả phản ánh và rà soát lại thì có 29 ứng viên đủ tiêu chuẩn, 4 ứng viên xin rút.
Lê Huyền
Ngày 30/10, Hội đồng Giáo sư ngành Y, Dược năm 2020 công bố việc rà soát xuất bản bài báo quốc tế uy tín và thâm niên giảng dạy liên quan tới sự việc một số ứng viên GS, PGS bị “tố” gian lận.
" alt=""/>Chưa họp xét chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2020